Trẻ Hóc Dị Vật Có Nguy Hiểm Không?
Trẻ hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm nhưng vẫn thường xuyên xảy ra. Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
Sau đây là kết quả tìm kiếm trên mạng. Theo phương pháp diện chuẩn có những cách đơn giản dễ thực hiện, cũng như theo phướng pháp tây y thường hay được dạy cho mọi người. Cùng tìm hiểu cả 2 phương pháp sau:
Theo Phương Pháp Diện Chuẩn:
Diện Chẩn là tên gọi rút gọn của phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Đây là một phương pháp phòng và trị bệnh mới của Việt Nam, ra đời vào đầu năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo.
Cách 1 Bấm Huyệt 19:
Bạn dùng ngón tay cái ấn giữ vào điểm trên cùng của rãnh nhân trung khoảng một phút (huyệt 19). khi bấm huyệt 19 khi các dị vật nằm bên trên học thì nó bắn ra ngoài


Cách 2 vuốt cổ tay:
khi dị vật đã lọt vô trong. Nắm tay cho ngón cái vào trong, vuốt vùng cổ tay từ trên xuống dưới khoảng 30 cái.

Cách 3 Bấm Huyệt 14:Huyệt số 14 nằm ở dưới dái tai

Theo Phương Pháp Tây Y:
Việc sơ cứu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của trẻ chỉ trong gang tấc bởi nếu không sơ cứu kịp thời, dị vật sẽ chèn ép đường thở, chỉ sau 5 phút sẽ khiến bé bị ngừng thở.
Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết:
1. Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực
– Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
– Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

2. Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich
– Trường hợp trẻ còn tỉnh
Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

– Trường hợp hôn mê, bất tỉnh
Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.
Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.